Nếu sau một thời gian chăm sóc mà các bé không tăng cân thì rất có thể bạn
nên xem lại cách chế biến, cách cho các bé ăn cháo của mình. Bạn có mắc
những sai lầm làm giảm dinh dưỡng khi nấu cháo cho bé dưới đây?
- Chỉ dùng nước xương
Nấu cháo với nước hầm xương là cách mà rất nhiều bà mẹ thường làm. Thực tế
đây là một phương pháp dễ làm mà lại vô cùng bổ dưỡng. Các mẹ chỉ cần cho
phần gạo đã vo vào nồi nước xương hầm, để cháo nhừ và nêm nếm cho vừa miệng.
Nếu chỉ dừng lại ở bước như vậy, thì đó là một thiếu sót lớn. Nước xương chỉ làm
cháo thơm ngon và có vị ngọt thanh đặc trưng chứ không cung cấp đầy đủ chất
dinh dưỡng. Phần lớn chất vẫn còn nằm trong phần thịt mà nhiều mẹ bỏ đi.
Để dung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con, bạn nên gỡ phần thịt trên xương đã được
hầm nhừ, băm nhỏ và cho lên nấu với cháo trong nồi một lần nữa để bé dễ ăn hơn.
2. Càng nhiều thịt càng tốt
Khôn ít bà mẹ thắc mắc rằng tại sao cho bé ăn nhiều thịt như vậy mà bé vẫn bị suy
dinh dưỡng? Những thịt không phải là thần dược có chứa đây đủ mọi chất dinh
dưỡng mà bé cần. Cơ thể trẻ nhạy cảm, chỉ cần chế độ ăn uống không khoa học,
lượng dinh dưỡng không cân bằng là sẽ biểu hiện rõ rệt ngay. Có thể chính người
lớn cũng đang ăn uống không đúng cách nhưng vì có thể đã có thể tự điều tiết nên
khó nhận thấy hơn mà thôi.Chưa kể đến, các loại thịt chứa nhiều đạm đều kèm
theo lượng cholesterol, chất béo bão hòa rất lớn gây nguy hiểm đến tim mạch.
3. Các loại rau củ tốt hơn rau xanh
Những loại củ như cà rốt, khoai tây thường chưa nhiều tinh bột. Điều đó vô tình
làm các mẹ có sự quan tâm hơi quá mức vì màu sắc của những nguyên liệu này khá
bắt mắt, tạo hứng thú ăn cho trẻ hơn. Nhiều người cũng nghĩ rằng càng nhiều tinh
bột thì càng nhiều chất.
Cơ thể trẻ cũng như người trưởng thành , cần phải cung cấp lượng dưỡng chất đầy
đủ và khoa học thì mới phát triển khỏe mạnh được. Cơ thể con người được duy trì
hoạt động nhờ 3 loại dưỡng chất chính là: Chất Đạm ( Protein ), Chất Béo ( Fat),
Chất Đường Bột ( Carbohydrate). Những loại rau củ chỉ cung cấp lượng đường bột
là chủ yếu, do vậy bạn đừng nên chủ quan mà nghĩ rằng loại rau nào thì cũng là
rau như trước nữa.
4. Cháo nấu càng lâu càng ngon
Vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện và cũng chưa thể nhai được nên cháo cho bé
thừơng phải nhừ. Nhưng nhừ đến mức độ nào là phù hợp? Không phải cháo càng
nấu lâu càng nhừ thì càng có lợi. Như các loại thực phẩm khác,lượng dinh dưỡng
sẽ mất đi nếu bị tác động nhiệt quá lâu, chỉ khi được nấu với mức độ phù hợp, các
nguyên liệu mới phát huy được hết hiệu quả của mình, Không phải ngẫu nhiên mà
bình thường có người khuyên bạn nên để rau chín vừa tới hay không hầm thịt quá
nhừ đúng không?
5. Dầu ăn gây tiêu chảy cho bé
Dầu ăn đóng vai trò như một chất dẫn giúp trẻ dề dang hấp thu nhiều chất dinh
dưỡng, đồng thời trong dầu ăn cũng cung cấp nhiều năng lượng để tác động đến
quá trình hình thành mô mỡ của trẻ, giúp điều hòa thân nhiệt, và hấp thụ các
vitamin trong cơ thể.
Như vậy, dầu ăn là nguyên liệu cần thiết bạn nên thêm vào cháo của bé để đảm bảo
cung cấp dinh dưỡng đầy đr và họ trọ tiêu hóa tốt hơn.
6. Lạm dụng máy xay sinh tố
Mối giai đoạn phát triển của trẻ đều nên ăn những loại thức ăn phù hợp để hệ tiêu
hóa có thể phát triển khỏe mạnh. Tuy rằng mỗi quá trình chuyển tiếp đều khó khăn
và có thể gây ói mửa ở trẻ nhưng điều đó là cần thiết cho tiến trình phát triển.
Đừng để đến lúc 4 – 5 tuổi rồi mà vẫn còn phải ăn đồ xay, lúc đó hệ tiêu hóa của
trẻ đã yếu đến trầm trọng.
Bài được đọc nhiều: http://bbcooker.vn/cam-nang/huong-dan-cac-me-lam-chao-luon-bo-duong-cho-be.html
Hy vọng bạn sẽ nhìn thấy những sai lầm của mình điều chỉnh cách nấu cháo dinh
dưỡng và chum sóc bé tốt hơn nhé!