Blog

Cách nấu cháo ăn dặm ngon cho bé 5, 6, 7 tháng tuổi

Cháo được nấu từ gạo là món ăn dặm phổ biến mà các mẹ châu Á nói chung và các mẹ Việt Nam nói riêng sử dụng để cho bé tập ăn dặm. Việc nấu cháo ăn dặm cho trẻ đôi khi khiến nhiều bà mẹ đau đầu, nhất là với những mẹ có con so, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ. Do vậy, hôm nay chúng tôi sẽ tiết lộ cho các mẹ những cách nấu cháo ăn dặm ngon cho bé 5, 6, 7 tháng tuổi để mẹ áp dụng cho con yêu nhé!

Các lưu ý khi nấu cháo cho bé ăn dặm

cach-nau-chao-an-dam-ngon-cho-be-5-6-7-thang-tuoi

Đối với các mẹ áp dụng cho con ăn dặm kiểu Nhật thì độ tuổi bé bắt đầu tập ăn dặm là từ 5 tháng tuổi rồi, còn thông thường các mẹ Việt sẽ cho con ăn dặm như truyền thống là từ 6 tháng tuổi. Nếu chia ra các giai đoạn ăn dặm của trẻ thì chúng ta có thể gộp trẻ 5, 6, 7 tháng tuổi vào một giai đoạn và theo đó cách chế biến món ăn dặm cho bé trong những tháng tuổi này sẽ giống nhau. Có những lưu ý các mẹ cần tuân theo khi cho con mình ăn dặm thời kỳ này như:

+ Lúc này bé vẫn bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức nếu mẹ không đủ sữa. Lý tưởng là mẹ cho bé ăn khoảng 5 bữa/ngày, xen kẽ giữa bú sữa và ăn cháo. Có thể là 3 bữa sữa thì có 2 bữa ăn dặm để hệ tiêu hóa của bé dần làm quen với thức ăn mới, đặc hơn. Chia các bữa làm 5 để bé kịp tiêu hóa hết thức ăn và đến bữa tiếp theo là bé bắt đầu thấy đói rồi. Lúc này mẹ sẽ rất nhàn khi cho bé ăn dặm và không gặp tình trạng bé lười ăn, quấy khóc như khi chia ra quá nhiều bữa nhỏ trong ngày.

cach-nau-chao-an-dam-ngon-cho-be-5-6-7-thang-tuoi2

+ Thường các mẹ Việt Nam chỉ cho trẻ ăn bột giai đoạn này nhưng thực chất, mẹ hoàn toàn có thể nấu cháo ăn dặm thật nhừ và nghiền nhuyễn để cho trẻ ăn mà không sợ có hại cho dạ dày của bé.

+ 4 nhóm thực phẩm cần có mặt trong mỗi bát cháo ăn dặm là: tinh bột, chất đạm, vitamin và khoáng chất, cuối cùng là chất béo. Tinh bột có thể đến từ gạo, khoai tây,…Chất đạm thì đến từ thịt bò, thịt lợn, tôm, cua, cá,….Vitamin và khoáng chất sẽ đến từ các loại rau củ như: cà rốt, rau dền, su hào, bí đỏ, bí đao,….Chất béo thì các mẹ có thể bổ sung một lượng nhỏ bằng dầu ăn, dầu vừng và đặc biệt là dầu gấc cũng rất tốt cho trẻ và các mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn để biết được liều lượng sử dụng thích hợp.

+ Không cần thiết cho muối hay nước mắm vào cháo ăn dặm của trẻ do trên thực tế, ở giai đoạn này, thận của bé còn hoạt động yếu nên cần tránh ăn đồ mặn. Bạn có thể dùng nước luộc thịt hay nước hầm từ các loại rau củ để tạo độ ngon ngọt tự nhiên cho món cháo và khiến bé vẫn thấy ngon miệng mặc dù không có muối.

cach-nau-chao-an-dam-ngon-cho-be-5-6-7-thang-tuoi3

+ Khi xay thịt cá, có những bé ăn được loại thịt cá xay sống rồi cho vào nấu nhưng có những bé nhất quyết không ăn. Lúc này mẹ có thể thay đổi bằng cách luộc/hấp chín thịt cá rồi mới cho vào xay.

+ Sử dụng trứng thì các mẹ chỉ dùng lòng đỏ và nên khuấy tan đều cùng với rau nghiền trước khi cho vào nồi cháo đang sôi nhé!

+ Các mẹ nên sử dụng nước nóng khi nấu để cháo chín nhanh và giữ được nhiều dinh dưỡng hơn.

+ Hãy thay đổi các thành phần thịt, rau củ thường xuyên vì dinh dưỡng giai đoạn ăn dặm rất quan trọng nên cần đảm bảo cung cấp cho bé nguồn dinh dưỡng phong phú, không thiếu hụt chất nào cả. Đồng thời bạn cũng nên “tô màu bát cháo” cho bé bằng cách sử dụng các loại rau lá xanh kết hợp với các loại củ taọ màu sắc bắt mắt như: cà rốt, củ dền, bí đỏ, …nhằm kích thích bé có hứng thú với món ăn qua đó giúp bé ăn được nhiều hơn.

Với những bí quyết được chia sẻ ở trên, chắc hẳn đã giúp các mẹ bớt bỡ ngỡ hơn khi chuẩn bị cháo ăn dặm cho con yêu của mình rồi chứ?

Reach

Nồi nấu chậm số 1

Có mặt tại hơn 60 tỉnh thành trên cả nướcCÓ MẶT Miền Bắc Miền Trung Miền Nam