Blog

Cho bé ăn dặm đúng cách

Thời gian cho bé ăn dặm đúng nhất là vào khoảng tầm 6 tháng tuổi. Việc cho bé ăn dặm cần phải có những kiến thức và kĩ năng nhất định. Vậy các mẹ có biết cho bé ăn dặm đúng cách là như thế nào không?

  1. Những dấu hiệu nhận biết bé ăn dặm

Từ khi chào đời, thức ăn chính của bé là sữa mẹ và bổ sung thêm sữa theo công thức. Nhưng khi bé lớn, bé cần nhiều năng lượng và dinh dưỡng hơn vì vậy phải tập cho bé ăn dặm. Sáu tháng là khoảng thời gian trung bình để bé có thể ăn dặm nhưng tùy từng bé mà thời gian ăn dặm có thể ít đi hoặc nhiều hơn. Vậy dấu hiệu nào  nhận biết bé đã có thể ăn dặm

  • Bé mọc răng
  • Bé đạt cân nặng nhất định, thường là tăng gấp đôi với cân nặng khi sinh ra
  • Bé có thể giữ đầu thẳng và bắt đầu ngồi vững
  • Bé thể hiện sự thích thú với món ăn bạn thử đưa, biết đưa môi ra khi bạn cho đồ ăn lại gần; và ngoảnh đầu đi với những đồ vật không thích
  • Bé không còn dùng lưỡi đẩy đồ ăn ra nữa; nghĩa là lưỡi bé đã có phản xạ muốn ăn
  • Bé bắt đầu bú sữa mẹ nhiều hơn

Khi bé bắt đầu thay đổi hoạt động thể chất của bé, các mẹ đã có thể nắm bắt ngay lập tức. Đầu tiên bé không còn nằm yên tĩnh 1 chỗ, chơi những đồ chơi treo trước đầu nữa mà bé thường lật người, ưỡn người, tư thế muốn bò, trườn… Đó là dấu hiệu bé cần bổ sung thêm năng lượng cho quá trình phát triển cơ thể của mình. Đây là thời điểm các mẹ bắt đàu cho bé ăn dặm.

be-coi-xuong-phai-lam-sao

2. Những nguyên tắc cơ bản cho bé ăn dặm

Chỉ cho bé ăn thức ăn dặm khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu cơ thể bé cảm giác mệt mỏi, khó chịu hay bị đang bị ốm bạn nên chờ đến bị bé khỏe mạnh hoàn toàn mới bắt đầu cho bé ăn dặm. Nếu trong quá trình bé ăn dặm, xảy ra sự cố bạn nên giãn thời gian ăn dặm của bé ra và cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn.

Thứ hai là cho bé ăn đồ ăn dăm trước khi cho bé ăn bữa chính: nghĩa là cho bé ăn cháo, bột, sữa ngũ cốc trước khi cho bé bú sữa mẹ hoặc bú bình. Các mẹ phải cân bằng đầy đủ các loại vitamin cần thiết trong quá trình ăn dặm cho bé để bé phát triển khỏe mạnh.

Chỉ cho bé ăn một loại thức ăn một lần. Ví dụ khi bạn nấu cháo cho bé, không nên dùng loại bột ngũ cốc 7 thành phần ngay mà cho bé ăn một thành phần trước. Sau khi bé quen rồi, mọi chuyện ổn định rồi mới cho bé ăn loại mới.

Khoảng cách ăn dặm giữa 2 lần thử món ăn không dưới 5 ngày. Đầu tiên các mẹ quyết định thay thế sữa mẹ bằng 20g cháo, ngày hôm sau cứ tăng dần lên 40g, 60g, 80g, 100g… cho đến khi nào thay thế hoàn toàn bữa chính. Quá trình này thường mất 5 đến 7 ngày. Sau khi cho bé ăn cháo cà rốt vài ngày, mẹ chuyển cho bé ăn cháo trứng, cháo rau ngót…

Khi cho bé ăn ban đầu chỉ cho bé ăn dặm một ít trước một bữa chính; sau khi bé đã có thê thay thế hoàn toàn một bữa, các mẹ mới chuyển sang ăn dặm 2 bữa. Ví dụ thời gian đầu, các mẹ cho bé ăn dặm trước bữa chính tối; sau đó bé quen rồi thì thay luôn thức ăn dặm thành bữa chính không cần bú sữa mẹ vào buổi tối vì bé đã đủ no. Sau khi bé quen ăn dặm một bữa chính, các mẹ mới tiến hành cho bé ăn dặm bữa trưa hoặc bữa sáng.

Nếu bé từ chối ăn dặm món nào đó thì không nên ép. Thường các bố mẹ phải cho bé thử khoảng 10 đến 15 lần thì bé mới bắt đầu quen và có hứng thú với món đấy. Khi bé ăn đến mức nhất định và không muốn ăn nữa, bạn không cần ép bởi có thể bé đã no.

Các mẹ có thể nầu cháo cho bé bằng nồi cháo BBcooker như thế dinh dưỡng sẽ được giữ lại nhiều nhất trong cháo.

cho-be-an-dam-dung-cach

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về quá trình ăn dặm của bé, làm thế nào để bé ăn dặm đúng nhất và đảm bảo khỏe mạnh. Hy vọng bài viết hữu ích cho các mẹ.

Reach

Nồi nấu chậm số 1

Có mặt tại hơn 60 tỉnh thành trên cả nướcCÓ MẶT Miền Bắc Miền Trung Miền Nam