Với quan niệm trẻ phải to béo mới khỏe, gia đình mới có phúc, nhiều bà mẹ đã không tiếc công sức, tiền của để tẩm bổ cho trẻ.
Chị Huyền ở Thanh Xuân lần đầu tiên làm mẹ nên chăm sóc con rất chu đáo. Mỗi khi nghe mọi người khen Bi nhà mình mụ mẫm, đáng yêu chị lại càng tin tưởng vào phương pháp nuôi con khoa học của mình. Tuy nhiên, chăm con quá hóa hại con – Béo phì cũng là một dạng của suy dinh dưỡng. Nhưng niềm vui của chị chẳng được lâu khi con chị chỉ phát triển cân nặng nhưng lại chậm biết đi, chậm mọc răng.
“Khi đọc kết luận con bị suy dinh dưỡng thể béo phì, tôi lặng người mới biết lâu nay mình nuôi con phản khoa học mà không biết”, chị Huyền chia sẻ.
Theo khoa học, béo phì cũng là một dạng của suy dinh dưỡng và thường được gọi là thừa cân béo phì để phân biệt với nhóm suy dinh dưỡng thực sự. Trong trường hợp này, nhìn bên ngoài trẻ có thể trạng béo tốt, nhưng rất có thể trẻ đang bị thiếu canxi, thiếu vitamin D, thiếu máu, thiếu sắt, còi xương… Vậy đâu là nguyên nhân?
Trẻ suy dinh dưỡng thể thừa cân béo phì phần lớn là do ăn nhiều chất đạm, chất béo, ăn nhiều chất bột đường nhưng có sự mất cân bằng giữa các nhóm chất như: ăn quá nhiều cơm, bánh mỳ, hoặc ăn quá nhiều bánh kẹo, uống nhiều nước ngọt… Chế độ này có thể nhiều năng lượng nhưng năng lượng lại chủ yếu nằm ở chất béo, chất bột đường. Để con phát triển cân đối Nồi nấu cháo bbcooker tại đây lưu ý mẹ cần bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản cho trẻ: nhóm tinh bột (gạo, mì, khoai, bắp) chiếm 55% nhu cầu năng lượng, nhóm đạm (thịt, cá, trứng, sữa, cua, tôm…) chiếm 15%, nhóm chất béo (dầu ăn, mỡ, mè, đậu phộng…) chiếm 30%, nhóm vitamin và khoáng chất có từ rau, củ, quả được bổ sung qua bữa chính và phụ hằng ngày. Đây chính là những dưỡng chất thiết yếu để bé phát triển chiều cao, cân nặng, trí thông minh và tăng cường sức đề kháng – Với trẻ đã béo rồi thì cha mẹ cần xem lại chế độ ăn, điều chỉnh xuống mức tiêu chuẩn.
Ngoài ra, cha mẹ nên tăng cường các hoạt động thể lực cho các trẻ như đi bộ, đi xe đạp, chạy chơi… để trẻ tiêu bớt năng lượng. – Nồi nấu chậm bbcooker khuyên cha mẹ cũng cần chú ý, giảm bớt những loại thực phẩm giàu chất béo, chất bột đường xuống nhưng vẫn phải cho trẻ uống sữa đầy đủ, vì sữa là nguồn cung cấp canxi, khoáng chất tốt nhất. Ngoài ra, để cung cấp lượng vitamin D từ thiên nhiên cho sự phát triển của trẻ, cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng 15 phút mỗi ngày. Vào mùa đông trời ít nắng, cha mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin D3.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1-3 tuổi
– Trẻ sẽ cần 28g chất đạm trong một ngày. Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, tôm, cua, lươn, lạc, vừng, đậu đỗ…
– 30-40g chất béo một ngày. Chất béo có nhiều trong: mỡ gà, mỡ lợn…
– Về khoáng chất: Lứa tuổi này cần được cung cấp đủ canxi và phốt pho theo tỷ lệ canxi/phốt pho là 1/1,5. Trong đó canxi cần khoảng 400 – 500mg/ngày. Ngoài ra cũng cần bổ sung 6-7mg sắt/ngày cho trẻ. Bạn có thể cho trẻ ăn nhiều các loại thức ăn như: tôm, cua, ốc, cá… để bổ sung canxi và ngũ cốc để bổ sung phốt pho.
– Nồi nấu chậm cho bé bbcooker nhắc mẹ cần cung cấp thêm vitamin D cho trẻ hằng ngày bằng cách tắm nắng khoảng 30 phút/ngày. Mùa hè nên tắm nắng vào khoảng 7-8 giờ sáng, mùa đông nên từ 15 đến 17 giờ. Mùa đông ít nắng có thể cho trẻ uống bổ sung vitamin D3. Trẻ cần vitamin D khoảng 400UI/ngày. Bạn có thể cho trẻ ăn: bú sữa mẹ, ăn lòng đỏ trứng và gan.
– Ngoài ra, mỗi ngày trẻ cần khoảng 400 mcg vitamin A, 30-60 mg vitamin C có nhiều trong các loại rau củ như cà rốt, đu đủ, rau cải… Hy vọng qua bài viết trên, các mẹ sẽ cẩn thận hơn trong việc chăm sóc bé yêu (http://bbcooker.vn/m%E1%BB%A5c-tin-t%E1%BB%A9c/ch%C4%83m-s%C3%B3c-b%C3%A…) nhà mình.
Chúc cho các bé luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.